Select Menu

Ads

Random Posts

Được tạo bởi Blogger.

Design

Technology

Circle Gallery

Shooting

Racing

News

Bottom

» » Trung Quốc bị cáo buộc hăm dọa các chính trị gia Australia tham gia Hội nghị chống mổ cướp nội tạng

Ông David Shoebridge, thành viên đảng Xanh của Hội đồng Lập pháp tiểu bang New South Wales, Australia, phát biểu trong một diễn đàn về mổ cướp nội tạng vào ngày 11/8/2015. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Ông David Shoebridge, thành viên đảng Xanh của Hội đồng Lập pháp tiểu bang New South Wales, Australia, phát biểu trong một diễn đàn về mổ cướp nội tạng vào ngày 11/8/2015. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

SYDNEY – Các thành viên của nghị viện tiểu bang New South Wales (NSW), Australia đã nhận được thư của một nhà ngoại giao Trung Quốc yêu cầu họ không tham dự cuộc họp về buôn bán nội tạng phi đạo đức vào ngày 11/8/2015. Việc này khiến ông David Shoebridge, thành viên đảng Xanh trong nghị viện tiểu bang NSW, phải ra tuyên bố rằng “Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp một cách bất thường và không phù hợp vào các vấn đề chính trị nội bộ của Australia”. 

Văn phòng của ông Shoebridge cũng là cơ quan đồng tổ chức sự kiện. Sau khi nhận được thư yêu cầu, ông đã tuyên bố “điều này là một cáo trạng về chính trị của chúng ta, rằng chúng ta chịu khuất phục trước kiểu hăm dọa đó của Trung Quốc”.

Ngày 10/8, tổng lãnh sự Trung Quốc tại Sydney Lý Hoa Tân đã gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Lập pháp tiểu bang NSW Don Harwin, bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về sự tham gia của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp với vai trò là đồng tổ chức sự kiện có tựa đề “Thấu hiểu Trung Quốc: Nạn Buôn bán Nội tạng vô Đạo đức và Ảnh hưởng tới NSW”.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New South Wales là một nhóm tình nguyện đại diện cho các học viên Pháp Luân Công tại tiểu bang đông dân nhất của Australia. Pháp Luân Công là một môn thực hành thiền định cổ truyền của Trung Quốc, đã bị đàn áp tại quê hương của mình từ năm 1999 sau khi được phổ truyền rộng khắp trên cả nước.

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, Tiến sĩ Lucy Zhao cho biết nhà cầm quyền Trung Quốc thường không từ một thủ đoạn nào để tấn công môn tập luyện này, và cố gắng ngăn chặn không cho thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc đến được với nhiều độc giả.

“Sự phỉ báng và lạm dụng quá mức quan hệ thư từ gần đây nhất của Lãnh sự quán một lẫn nữa đã nhấn mạnh rằng chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không tôn trọng các quyền tự do cơ bản mà chúng ta trân quý trong một quốc gia tự do như Australia”, bà nói.

Tổng lãnh sự Trung Quốc nói với các nghị sĩ rằng việc tham gia của họ vào sự kiện này có thể “làm phương hại đến quan hệ hợp tác giữa NSW – Trung Quốc”, theo như trích dẫn từ bức thư của Tổng Lãnh sự Trung Quốc đăng trên tờ Sydney Morning Herald.

Bất chấp sự đe dọa ngầm của Tổng lãnh sự quán, ông Shoebridge đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc thảo luận tại quốc hội về việc buôn bán nội tạng vô đạo đức này.

“Thương mại quốc tế phi đạo đức về nội tạng người đã vượt xa khỏi Trung Quốc và nó xứng đáng được đưa ra thảo luận một cách cởi mở với đầy đủ thông tin, chứ không phải bị gây áp lực từ cuộc vận động chính trị này”, ông Shoebridge nói.

Tuy có 6 thành viên nghị viện đã tham dự cuộc họp, một số khác đã thay đổi ý định vào phút chót.

9 nghị sĩ trước đó đã khẳng định là sẽ tham dự, bao gồm quan chức chính phủ, những người thuộc phe đối lập và phe bảo thủ, đã không xuất hiện, theo một thông cáo báo chí đăng trên trang web của ông David Shoebridge.

5 nghị sĩ thuộc đảng Xanh và một vị là nghị sĩ thuộc Đảng Công lý cho Động vật đã tham dự diễn đàn.

“Thật thất vọng khi họ cảm thấy không thể đứng vững trước những chiến thuật hăm dọa không phù hợp mà Lãnh sự quán Trung Quốc sử dụng”, ông Shoebridge nói.

“Hiện chưa rõ là quyết định không tham gia diễn đàn là quyết định mang tính cá nhân hay là kết quả từ chỉ thị chung của Đảng Lao động và Đảng Tự do”.

Các diễn giả tại diễn đàn bao gồm Luật sư Nhân quyền Quốc tế Andrea Tokaji, Bác sỹ Damon Noto và Bác sỹ Sophia Bryskine đến từ Tổ chức Bác sỹ chống Mổ Cướp Nội tạng (DAFOH). Bác sỹ Noto tham gia diễn đàn qua một kết nối bằng video từ New York. (Bác sỹ Bryskine trước đó đã viết bài cho tờ báo này).

Tại cuộc họp, ông Shoebridge đã giải thích cho các thành viên về đề xuất sửa luật của mình – Dự luật Sửa đổi về Mô người, nhắm vào việc trừng phạt mạnh tay hơn đối với du lịch ghép tạng. Hàng chục bệnh nhân từ NSW được cho là đã đi ra nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội ghép tạng nhanh chóng tại những nơi mà tạng người có sẵn do hệ thống hiến tạng không được kiểm soát hoặc tại những nơi có các hoạt động phi đạo đức.

Theo tổ chức Đăng ký Hiến tạng New Zealand và Australia (ANZOD), NSW là bang có tỷ lệ hiến tạng thấp nhất trong cả nước: 12,6 người trên 1 triệu dân. Trong khi thời gian chờ để có tạng tại Australia có thể lên tới 2 năm, thì ở Trung Quốc, các cuộc cấy ghép tạng có thể được thu xếp trong vòng 2 – 3 tuần, kể từ thời điểm yêu cầu.

Thời gian chờ đợi ngắn như vậy và tính sẵn có của nguồn tạng người có được là nhờ vào “ngân hàng nội tạng sống” quy mô lớn từ các tù nhân lương tâm và các tử tù đang chờ thi hành án.

“Trong khi Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ dần từ bỏ việc sử dụng nội tạng từ tù nhân, có rất ít bằng chứng cho thấy họ thực hiện lời hứa này”, bác sỹ Noto đến từ DAFOH nói.

Bác sỹ Bryskine là bác sỹ chuyên khoa mắt tại Sydney và là người ủng hộ các hoạt động ghép tạng có đạo đức. Bà tin rằng các công dân NSW có nguy cơ trở thành những người nhận tạng từ “nguồn nội tạng phi đạo đức” này.

“Bởi vì tỷ lệ hiến tạng của chúng ta là thấp nhất [tại Australia], có khả năng là nhiều người hơn sẽ ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội ghép tạng ở những nơi như Trung Quốc”, bác sỹ Bryskine nói. Những cá nhân đó sẽ gặp rủi ro nhận phải một tạng bị cưỡng bức lấy từ những người hiến tạng không tự nguyện.

Trong khi không có đăng ký chính thức về những người nhận tạng trở về từ ngước ngoài, một bài báo đăng trên Tạp chí Y học của Australia năm 2005 với tựa đề “Kết quả cấy ghép thận thương mại ở nước ngoài: quan điểm của một người Australia” đã quan sát thấy rằng việc cấy ghép tạng ở nước ngoài khiến người nhận tạng chịu rủi ro rất lớn trong việc bị lây nhiễm những bệnh như HIV, viêm gan B, thải ghép (phản ứng đào thải sau khi ghép tạng) và tử vong.

“Những người ra nước ngoài ghép tạng rồi sẽ quay lại hệ thống y tế của chúng ta. Việc chăm sóc những bệnh nhân này làm gia tăng chi phí cho hệ thống y tế của NSW”, bác sỹ Bryskine cho biết thêm.

Sau cuộc họp báo, hơn 71.000 chữ ký ủng hộ cho đề xuất Dự thảo luật của ông Shoebridge đã được thu thập để trình lên Hội đồng Lập Pháp. Tổng số đơn kiến nghị, được thu thập từ năm 2013, hiện đã vượt qua con số 240.000 – khiến Dự luật này trở thành sự kiện có số lượng đơn kiến nghị lớn nhất trong lịch sử của Nghị viện tiểu bang NSW.
DAFOH

                                                                      DAFOH

Hiệp hội Bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) tổ chức thu thập chữ kí thỉnh nguyện toàn cầu để gửi lên Cao ủy nhân quyền LHQ, nhằm kêu gọi chấm dứt tội ác này ở Trung Quốc và đưa những kẻ chủ mưu ra công lý.

Hiệp hội đã thu thập được gần 1,5 triệu chữ kí năm 2013 và chưa công bố con số năm 2014. Năm nay 2015, độc giả có thể kí tên thỉnh nguyện tại đây, kéo dài tới hết tháng 12/2015.


Mimi Nguyen-Ly, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đàm Linh biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên.VN)

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN !!!